Sunday, August 17, 2008

Các sai lầm hay mắc phải của một nhà đầu tư nhỏ - Bài của LHH (bài 5)

41. Lúc nào cũng lo sợ người khác tranh mua mất lúc thị trường đi lên, dẫn tới cắm đầu vào tranh mua khi thị trường xuống, chính điều đó gây nên những cơn hồi phục giả tạo, và gây nên sự hoài nghi khi thị trường đi lên thực sự

Tôi nói với cháu tôi : thôi, hay là bác cứ mua vào lúc thị trường đi xuống nhé, chứ lúc lên tranh nhau với đại gia mệt lắm.

Tại sao lại phải tranh nhau hả bác ? Khi thị trường đi xuống, ai cũng sợ phải tranh nhau lúc đi lên, nên chỉ hơi có cảm giác đáy là tất cả cá con nhao vào, nhưng lực đẩy chỉ như ngọn lửa rơm nên loáng cái là tàn, sau nhiều lần như vậy thì sức cầu của cá con giảm dần, nhuệ khí cũng sụt giảm.

Tới lúc thị trường đi lên thực sự (bác xem lại mục 35) thì tâm lý hoài nghi lan tràn. Bác đủ kiến thức và tự tin thì vẫn vào thị trường thoải mái vì sẽ có 1 - 2 phiên điều chỉnh mà bác, thừa thãi cho những người hiểu biết.

42. Thị trường còn phục hồi giả tạo nhiều lần trước khi thật sự xác định được đáy

43. Nên lựa chọn rõ ràng quan điểm trước khi tham gia thị trường chứng khoán

Bác sốt ruột quá rồi, mấy hôm nay bác có cảm giác VNI 900 là đáy thị trường rồi, HaSTC Index cũng giảm nhiều lắm cháu ạ.

Cháu tôi cười : Bác đã tổng hợp xong bảng cơ sở dữ liệu về HaSTC chưa ạ ? Bác sẽ thấy có nhiều cổ phiếu đáp ứng tiêu chuẩn của ông W.B rồi đấy (nhưng chỉ có P/E chưa đạt đúng không ạ ?). Nhưng bác đừng lo : P/E đâu phải bất biến đúng không ạ ? Khi bác hiểu giá trị của cổ phiếu đó, nhưng mọi người hoang mang về lòng tin, không sớm thì muộn P/E cũng rớt đúng về mức bác mong đợi (P rớt thì P/E rớt theo mà bác)

Cháu chỉ muốn bác lựa chọn rõ ràng 1 trong 2 quan điểm khi tham gia thị trường, khi chọn rồi thì bác nên kiên định với niềm tin của mình.

Quan điểm của các quỹ đầu tư : thời gian là yếu tố chính để tạo nên lợi nhuận trong thị trường chứng khoán. Cái này nghe hơi lạ tai đúng không bác ? Nhưng thực tế hàng ngày bác gửi tiền tiết kiệm, thì thời gian là yếu tố chính để sản sinh ra lợi nhuận đó. Gửi càng lâu, càng ổn định thì lãi suất càng cao, gửi càng ngắn, càng bất ổn thì lãi suất càng thấp.

Theo quan điểm này thì với các quỹ, tham gia vào thời điểm thích hợp, thời gian lưu lại càng lâu sẽ sinh ra lợi nhuận tích lũy càng lớn.

Quan điểm của các trader : dao động về giá sinh ra lợi nhuận, dao động càng nhiều thì rủi ro càng cao nhưng lợi nhuận càng lớn, không có dao động tức là không có lợi nhuận


Thường thì những người mới luôn xác định đầu tư lâu dài, nhưng vì không lựa chọn được cổ phiếu có chỉ số tốt, không vào thị trường đúng thời điểm, dẫn tới không chịu nổi ảnh hưởng của dao động về giá.


Bác biết rồi, nhưng sốt ruột quá, đến đáy chưa hả cháu ?

44. Những biểu hiện của thị trường trước đáy - nếu hiểu đúng thì vào, nếu không thì vào thị trường theo mục 35.

Bác cứ yên tâm đi nghỉ, cháu sẽ nói với bác những biểu hiện này khi bác đi nghỉ về (1/5), bác yên tâm, thời gian trước đáy của thị trường kéo dài một đến vài tuần, đủ để bác tham gia vào thị trường mà, bác đừng nóng ruột.

Sự phát triển (hay suy thoái) của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng quyết định xu thế cấp 1 tăng trưởng (hay suy thoái) của thị trường (hoặc một cổ phiếu cụ thể)

Sự kỳ vọng (hay thất vọng) một cách thái quá của các nhà đầu tư (đầu cơ) sẽ làm nảy sinh xu thế cấp 2 ngược chiều với xu thế cấp 1

Còn xu thế cấp 3 hoàn toàn phụ thuộc vào lực cung - cầu trong từng thời điểm cụ thể

Khi cầu (cung) liên tục lớn hơn cung (cầu) thì xu hướng cấp 3 sẽ mạnh dần lên và tác động tới xu thế cấp 2

Xét tới tình hình cụ thể hiện nay (xu thế cấp 2 là xu thế đi xuống, trong khi vẫn có những đợt hồi phục nhẹ) thì lực cung - cầu là yếu tố quyết định thị trường có tiếp tục đi xuống hoặc đảo chiều.

Bác đừng quan tâm tới việc tăng giảm một vài chục điểm của VNI để suy luận ra thị trường có đảo chiều hay không, bác hãy nhìn vào tương quan cung - cầu hàng ngày.

Cháu xin chia thị trường sẽ biến động theo các hướng sau trong khoảng 5 - 10 phiên giao dịch liên tục (tùy thuộc vào quan hệ cung - cầu) :

Trong tình hình hiện nay thì :

Giá trị giao dịch <> 800 tỷ - rất mạnh

1. VNI tăng nhẹ, giá trị giao dịch không tăng (hoặc giảm) : lực cầu mạnh hơn lực cung một cách tương đối, nhưng không mạnh một cách tuyệt đối. Người bán đang nghe ngóng, lưỡng lự xem có nên (hoặc bị ép) phải bán ra hay không ? Nếu kéo dài tình trạng này không sớm thì muộn thị trường sẽ tiếp tục giảm (một cách từ từ) Xem hình minh họa bên dưới



2. VNI tăng nhẹ, giá trị giao dịch tăng dần : lực cầu mạnh hơn lực cung một cách tương đối, về trị tuyệt đối thì lực cầu đã được tiếp thêm dòng tiền mới khá mạnh. Người mua đang mua dần vào, những người muốn bán để rời thị trường đã có quyết định dứt khoát. Thị trường chưa phục hồi hoàn toàn nhưng không giảm nữa

3. VNI tăng mạnh, giá trị giao dịch tăng mạnh : lực cầu rất mạnh cả về tương đối và số tuyệt đối. Tất cả nhu cầu rời bỏ thị trường của người bán đều được người mua đáp ứng hết, một niềm tin vào thị trường hồi phục lớn hơn gấp nhiều lần sự sợ hãi do thua lỗ của những người muốn rời bỏ thị trường. Thị trường sẽ đảo chiều ngoạn mục. Nên mau chóng mua vào ở những phiên điều chỉnh

4. VNI giảm nhẹ, giá trị giao dịch giảm : lực cầu yếu nhưng lực cung đã cạn kiệt (ai muốn bán thì đã bán rồi), thị trường rơi vào hai trường hợp
+ Nếu là thời kỳ cuối của quá trình suy giảm thì khó có thể xuống sâu nữa nhưng hồi phục thì chưa.
+ Nếu là thời kỳ đầu của quá trình suy giảm thì hãy coi chừng, nên mau chóng stop loss vì có nhiều người vẫn chưa tin là thị trường giảm, họ sẵn sàng làm bia đỡ đạn cho bác, vậy bác còn chờ đợi gì nữa, mau chóng chạy thôi. Xem hình minh họa bên dưới



5. VNI giảm nhẹ, giá trị giao dịch tăng : cầu yếu hơn cung và những người đang mua vào hy vọng thị trường đã tới đáy, hết sức thận trọng với trường hợp này vì sẽ xảy ra giảm rất sâu khi sức cầu suy kiệt hoặc VNI phá ngưỡng tâm lý (bác có thể thấy khi VNI phá đáy 1.000 thì thị trường giảm nhanh và sâu như thế nào, nhưng giá trị giao dịch vẫn không tăng mạnh như trường hợp 6 dưới đây - điều đó cho thấy VNI 900 vẫn chưa phải là đáy). Xem hình minh họa bên dưới



6. VNI giảm mạnh, giá trị giao dịch tăng mạnh : cung lớn hơn cầu nhưng sự lớn hơn này là giả tạo vì người mua khéo léo đáp ứng hết mọi nhu cầu bỏ chạy của người bán nhưng không làm thị trường tăng, khi lực cung cạn kiệt thì sức cầu sẽ áp đảo và đẩy thị trường trở về mốc trước khi giảm mạnh một cách nhanh chóng. Thị trường chấm dứt giai đoạn suy giảm và bước vào thời kỳ tích lũy. Bác nên từ từ mua vào, đừng lo sợ khi thấy ngày nào VNI cũng mất đi vài chục điểm, khi thị trường đảo chiều là bác sẽ thu lời nhanh chóng.


Vậy theo bác hiểu : chỉ nên mua vào khi giá trị giao dịch tăng thật mạnh ? Vâng, đúng vậy bác ạ

+ Nếu VNI tăng mạnh thì nên mua ngay vào những phiên điều chỉnh
+ Nếu VNI giảm mạnh thì chỉ nên mua vào những phiên giảm thật sâu

45. Trong thị trường chứng khoán - hiện tại thực ra đã là quá khứ

Nhìn thị trường đi lên một màu xanh mát mắt, tôi gọi ngay điện thoại cho cháu trai

Cháu ơi, hôm nay thị trường lên phiên thứ 5 liên tiếp rồi đấy, nhưng bác vẫn bình tĩnh chờ theo lời dặn của cháu, vì bác vẫn băn khoăn một chút : cháu nói trong mục 1 bài 44. - có khả năng thị trường vẫn giảm từ từ, nhưng hôm nay theo bác thị trường có lẽ đã phục hồi, vậy có gì mâu thuẫn không cháu ?

Cháu tôi cười to, không có gì mâu thuẫn đâu bác ạ. Trong thị trường chứng khoán hiện tại thực ra đã là quá khứ.

Cháu nói khó hiểu quá, bác vẫn chưa hiểu gì cả ?

Vâng, để cháu giải thích nhé : thị trường luôn diễn biến một cách liên tục, cái mà bác đang nhìn thấy thực tế đã là quá khứ, tức là muốn bám sát thị trường thì tư duy của bác phải có khả năng liên tục điều chỉnh các mốc thời gian trong quá khứ.

Khi cháu nói với bác lần trước, thì mốc thời gian trong quá khứ là khi VNI ~ 905, nhưng từ đó đến nay đã có nhiều biến đổi, vậy thì bác phải chỉnh lại mốc thời gian để xem xét, cụ thể là bác phải lấy mốc thời gian là ngày hôm qua khi VNI < src="http://i166.photobucket.com/albums/u114/stockupdate/vcbschart-7.png">

Bác và cháu cùng xem lại diễn biến của thị trường trong thời gian qua :

1. Về mặt tâm lý : Nhà đầu tư (đầu cơ) đã có một thời kỳ nghỉ dài, đủ để bình tĩnh xem xét lại nhiều vấn đề (ở NYSE chẳng hạn, khi thị trường xuống dốc quá nhanh thì người ta dừng giao dịch 30 phút để các nhà đầu tư, đầu cơ trấn tĩnh lại), còn vừa rồi kỳ nghỉ kéo dài tới 6 ngày lận, quá đủ để cân nhắc. Chính nhờ sự cân nhắc cẩn thận đó, nên thị trường tăng rất thận trọng trong 3 phiên sau kỳ nghỉ.

2. Ngưỡng kháng cự Fib và ngưỡng kháng cự tâm lý : Trên đường đi xuống gần đây nhất thị trường có các ngưỡng kháng cự

+ Ngưỡng kháng cự tâm lý 1.000
+ Ngưỡng Fib 970
+ Ngưỡng Fib 920
+ Ngưỡng kháng cự tâm lý 900

Tâm lý của nhà đầu tư, đầu cơ luôn thích các số chẵn. TA không coi trọng lắm những ngưỡng kháng cự là số chẵn này, nhưng ở một thị trường mới nổi thì bác không nên coi nhẹ các ngưỡng kháng cự tâm lý là số chẵn. Thực tế cho thấy khi VNI trượt dưới 1.000 thì nó nảy lên một nhịp trở lại trên 1.000 khi vấp ngưỡng Fib 970, nhưng sau đó nó lao xuống rất nhanh, xuyên qua 970 rồi 920 một cách khá dễ dàng, rồi vấp phải ngưỡng tâm lý 900, nó quay đầu lên.

Trên đường đi lên, nó lại vượt qua mốc 920 và 970 cũng rất nhẹ nhàng như khi nó lao xuống (smile)

Và thị trường còn phải làm nốt một nhiệm vụ cuối cùng để khẳng định đã hồi phục thật sự hay chưa : vượt mốc 1.000

Khả năng nó có vượt được mốc 1.000 hay không và những yếu tố nào hỗ trợ nó vượt mốc 1.000 ?

3. MACD

Lần đầu tiên kể từ khi thị trường suy giảm từ đỉnh tăng trưởng 1.170 đã diễn ra sự phân kỳ mạnh mẽ nhất của MACD (26,12) và EXP (9). Tuy chưa thể khẳng định thị trường đã phục hồi hoàn toàn nhưng tín hiệu crossover của MACD cho thấy tình hình thị trường đã khả quan hơn rất nhiều so với thời gian một tháng trước đây.

4. SMA

SMA (5) : đường giá cắt mạnh SMA (5) và SMA (5) đổi chiều đi lên là tín hiệu rất tích cực, nhưng về thực chất nó chỉ là hệ quả tất yếu của 5 phiên tăng giá liên tiếp vừa qua

SMA (9) và SMA (20) : đường giá đã cắt mạnh qua SMA (9) nhưng mới chỉ có xu hướng sẽ cắt qua SMA (20), tức là thị trường vẫn đang chờ đợi VNI vượt 1000





5. Đường BB : mặc dù đường giá đã đảo chiều và đang dao động giữa cận trên của BB và SMA nhưng biên độ của BB chưa thấy có sự đột biến mạnh ?

6. Khối lượng và giá trị giao dịch : đã bắt đầu xu hướng tăng nếu tính trong 2 phiên vừa qua, nhưng vẫn cần phải duy trì xu hướng tăng trong 3 - 4 phiên tới

7. MFI, MMT, RSI đều theo xu hướng rất tích cực

8. Giá vốn cổ phiếu của các nhà đầu tư, đầu cơ nhỏ : có một trở ngại nho nhỏ trong quá trình hồi phục đi lên của thị trường là số vốn của các nhà đầu tư, đầu cơ nhỏ mắc lại ở mức VNI 1030 khá nhiều, thị trường cần có sức cầu đủ mạnh để kéo VNI vượt qua sức cung ở ngưỡng 1030.

Bác lưu ý một chút về điều này nhé : lần phục hồi 8/2006 các nhà đầu tư nhỏ bị mắc khá nhiều ở mức VNI 510 ~ 520 điểm, nên khi thị trường xuống đáy 400 rồi hồi phục, đến ngưỡng 520 thì chựng lại, nhưng vì thị trường hồi phục một lèo 120 điểm ~ 30% nên cách rất xa đáy và không bị retest.

Lần này ngưỡng cản 1030 quá gần 900, thị trường từ 900 lên 1030 chỉ là 14% nên cháu thấy hơi gợn gợn.


Vậy tóm lại tình hình là thế nào hả cháu ?
Cháu vẫn thấy hơi gợn một chút trong lần phục hồi này, theo cháu bác nên chuẩn bị sẵn cho mình 2 kịch bản để đối phó.

46. Chuẩn bị sẵn kịch bản đối phó cho 2 tình huống xảy ra : hồi phục thật sự và có retest

Bác có thể thấy trong lần hồi phục giả tạo 18/4, cháu có thể nói ngay đó là một bull trap. Nhưng với lần này có vẻ là hồi phục thật sự nhưng cháu vẫn hơi gợn là sẽ có retest, cháu và bác sẽ cùng xây dựng kịch bản cho cả hai trường hợp.

Việc đầu tiên cháu và bác cần xác định ngay, đó là cổ phiếu nào giảm ít nhất trong thời gian vừa qua ? Bởi vì, như có lần trong thời gian trước đây, cháu đã nói :

+ Những cổ phiếu nào giảm ít nhất thì sẽ phục hồi lại nhanh nhất
+ Chỉ sau khi đợt suy giảm hoàn tất ta mới biết được những cổ phiếu nào giảm ít nhất (nhiều khi điều này rất bất ngờ đó bác, nhiều cổ phiếu ta tưởng là tốt hóa ra lại không ổn, nhiều cố phiếu ta không chú ý lại trở thành những chú ngựa ô sáng giá, bứt phá một cách mạnh mẽ trong tương lai)

Việc xác định những cổ phiếu này và cân nhắc mua vào luôn là việc làm cần thiết để sinh ra lợi nhuận, dù cho thị trường phục hồi thật sự hay sẽ bottom check. Vì sao lại như vậy ?

+ Bởi vì khi thị trường suy giảm mà những cổ phiếu này giảm rất ít, tức là đã có những con cá mập với sức cầu lớn đang lặng lẽ gom vào
+ Khi thị trường hồi phục thì không phải dòng tiền chảy trở lại vào các cổ phiếu đều như nhau, tiền chỉ chảy vào những kênh nào mà nó đánh hơi thấy lợi nhuận ở đó là nhiều nhất, những blue chips sáng giá trong tương lai. Blue chips hôm qua có thể sẽ vẫn là blue chips ngày mai, nhưng lợi nhuận thu được từ đó sẽ không thể nào lớn bằng những cổ phiếu bình thường ngày hôm qua sẽ vụt tỏa sáng thành blue chips trong tương lai đúng không bác ?

Vậy thế nào là giảm ít nhất ?

+ Bác đừng phạm sai lầm là lấy (giá đỉnh - giá đáy) của từng cổ phiếu rồi tính ra số % suy giảm nhé
+ Khi làm như vậy, vô hình chung bác đã tách rời cổ phiếu đó ra khỏi diễn biến chung của thị trường
+ Vì khi thị trường vận động, thì cổ phiếu vận động theo, trong nhiều trường hợp : dù cho thị trường suy giảm thì bản thân cổ phiếu vẫn có những sức cầu riêng hỗ trợ

Có nhiều thuật toán phức tạp để xác định điều này, nhưng bác có thể dùng một phương pháp đơn giản mà độ chính xác vẫn rất cao :

+ So sánh những cổ phiếu đang tìm hiểu với VNI
+ Lấy hai mốc : giá của cổ phiếu khi VNI 1.170 và giá của cổ phiếu khi VNI 905 để so sánh

Cháu xin lấy một ví dụ minh họa

Bác có thể thấy cổ phiếu cháu lấy làm ví dụ tăng trưởng trễ hơn VNI một nhịp (tức là gia tốc tăng trưởng của cổ phiếu này lớn hơn hẳn VNI), khi VNI đã lập thành mô hình 3 đỉnh và đi xuống thì cổ phiếu này mới bắt đầu hình thành mô hình 3 đỉnh. Ngay sau đó nó rớt xuống nhanh chóng vì những nhà đầu tư nhỏ quá hoảng sợ vì VNI rớt liên tục nên liên tục bán tháo, những con cá mập tranh thủ gom hàng ngay. Tới khi VNI rớt kinh khủng thì cổ phiếu này vẫn rớt rất ít . Nhìn trên đồ thị bác có thể thấy khi VNI vẫn đang trong quá trình lao từ 1.170 xuống 905 (giảm 22,6%) thì cổ phiếu này đã có quá trình tự phục hồi. Trong suốt quá trình VNI giảm 22,6 % thì cổ phiếu trên chỉ giảm ~ 10%

Và bác có thể nhìn thấy thực tế cổ phiếu này đã phục hồi với tốc độ nhanh kinh khủng như thế nào, khi bản thân VNI vẫn chưa vượt qua được mức cản tâm lý 1.000 thì cổ phiếu này đã gần như đạt trở lại mức đỉnh trước đây của nó.

Để tiết kiệm thời gian, bác nên tiến hành xem xét các BCs trước, nên chọn ra 5 - 7 cổ phiếu có mức giảm ít nhất như trên. PS tính sau bác ạ

Sau khi đã có danh sách trên, bác bắt đầu tính toán cho 2 phương án

1. Thị trường phục hồi thật sự

47. Đáy thật chưa ? Đỉnh thật chưa ? Câu trả lời khi sử dụng PSAR :

PSAR (đường màu xanh) được mệnh danh là cái bóng của thị trường, thường được sử dụng cho trung hạn, dao động trễ so với thị trường một nhịp, là công cụ xác định đỉnh và đáy của thị trường trong quá khứ (độ chính xác 100%).

PSAR cũng thường được dùng kết hợp với thuật toán dự đoán ES để dự đoán cho tương lai trong vòng 3 tháng với độ chính xác 90%

48. Bottom check và hiện tượng : phải nhanh tay hơn người khác

Có lẽ lúc thị trường đi xuống mạnh cũng không làm tôi buồn nhều như lúc này : số cổ phiếu còn đang nắm giữ vẫn chưa đến điểm hòa vốn, số tiền đang nắm giữ lại chưa dám mua gì trong đợt tăng giá 7 phiên vừa qua.

Cháu tôi nói với tôi : bác đừng buồn nhiều, thị trường biến động mấy hôm nay vẫn nằm trong dự đoán của cháu và bác mà. Khi VNI thì đụng ngưỡng 1.030, đó là vùng mà trước đây bà con mình đã mắc lại rất nhiều, nên bây giờ huề vốn rồi, bán ra nhiều, giá rớt trở lại có gì lạ đâu bác.

Theo cháu thì sắp tới sẽ ra sao ?

Bác hình dung thế này nhé :

+ Nếu như trước đây đỉnh là 1.170 nhưng lúc đó bác đang hưng phấn nên không nghĩ đó là đỉnh, rốt cuộc là bác không bán ra kịp
+ Nếu như trước đây đáy là 905 nhưng lúc đó bác đang rất hoài nghi nên không nghĩ đó là đáy, rốt cuộc là bác không mua vào kịp

+ Bây giờ trong tâm lý của bác đã bắt đầu hình thành : đáy là 905, đỉnh là 1.030 vậy bác hành động thế nào ?

Tôi gật gù :

+ Nếu giá có vẻ rớt xuống thì bác sẽ mua dần vào trước khi đến đáy
+ Nếu giá có vẻ lên lại bác sẽ bán dần trước khi tới đỉnh

Cháu tôi cười : vấn đề chính là chỗ đó bác ạ, giai đoạn hiện nay chính sẽ do tâm lý điều khiển : phải ra tay nhanh hơn người khác

Vì con người rất thích số chẵn nên ngay cả khi suy nghĩ để hành động nhanh hơn người khác, họ cũng chọn một số chẵn, trong trường hợp này thì con số lý tưởng là 950 (điểm trung bình của 900 và 1000). Khi thị trường đi xuống một chút thì người ta canh me mua vào trước 950, khi đi lên người ta lại canh me bán ra trước 1.030.

Từ từ một cách vô thức, khoảng rộng 950 - 1030 thu hẹp dần, và rồi VNI sẽ chạy ngang ngang tầm 1.000

Thôi chết, thế thì bác không bao giờ hòa vốn hả cháu, VNI 1.000 thì cổ phiếu bác đã trót mua giá cao sẽ không thể hòa vốn, và nó còn chạy ngang ngang nữa thì bác làm sao dùng tiền để mua - bán sinh lời được ?

Cơ hội tốt và an toàn nhất trong năm đang xuất hiện mà bác, nếu thị trường bứt phá được qua mốc 1.030 thì bác sẽ huề vốn và sau đó có lãi lớn ngay, còn nếu nó chạy ngang ngang, bác sẽ thấy rất thú vị

Bác và cháu chuẩn bị tinh thần và chương trình hành động khi thị trường dao động trong khoảng 950 - 1.030 và sau đó đi ngang ngang nhé

49. Đã đến lúc đi tìm cờ chữ nhật (xem lại mục 21)

Bác chịu khó thống kê hết các cổ phiếu đang dao động theo mẫu hình cờ chữ nhật và phân bổ tiền vào 4 - 5 cổ phiếu đang dao động theo cờ chữ nhật mà bác hiểu và tin tưởng

Mua rồi để đó lâu dài hay nhảy sóng tùy bác

Cờ chữ nhật cận đáy an toàn hơn rất nhiều cờ chữ nhật cận đỉnh (smile)

Nguồn: VietStock.com.vn

No comments: