Sunday, August 17, 2008

Các sai lầm hay mắc phải của một nhà đầu tư nhỏ - Bài của LHH (bài 4)

31. Nỗi ám ảnh phải xác định được đáy của thị trường

Mặc dù cháu tôi nói có vẻ rất hài hước : lúc nào đến đáy của thị trường là bác sẽ biết, lo gì hả bác. Nhưng như mọi người, tôi vẫn sốt ruột vô cùng.

Tôi khẩn khoản cháu tôi bày cho tôi cách xác định đáy của thị trường.

Cháu tôi hỏi rất nghiêm túc :

- Nếu bác biết đáy của thị trường thì bác sẽ làm gì ?
- Bác mua vào chứ còn làm gì nữa ?
- Thế nếu đó chưa là đáy ?
- Thì bác lại mua tiếp
- Nếu thị trường giảm tiếp ?
- Bác mua tiếp
- Giảm nữa thì sao ạ ?
- Giảm gì mà giảm lắm thế, lấy đâu ra lắm tiền mà mua nữa

Cháu chỉ hỏi thế thôi, nếu hành động như bác là sai đấy. Cháu xin lấy một ví dụ cho bác xem :

Giả sử ta quay lại thời điểm thị trường giảm năm ngoái, VNI lao từ 632 xuống 480. Đến mức đó là đã giảm kinh khủng rồi phải không ạ ?
Đến lúc này bác cảm thấy là đáy lắm rồi bèn dốc tiền mua vào, nhưng thị trường lại đi xuống 450
Vét nốt những đồng còn lại trong túi bác mua được một ít ở 450
Nhưng thị trường lại lao xuống 420 - Kinh hoàng
Thị trường lao xuống 410 - Tuyệt vọng
Thị trường lao xuống 400 - ...
Thị trường lao xuống ... may mà lúc này tất cả các lực lượng ra tay vực thị trường lên

Bây giờ cháu sẽ kẻ một vạch màu xanh ở mức VNI 480 cắt qua đồ thị cả chiều xuống và chiều đi lên
Bác thấy rõ ràng VNI muốn đi lên sẽ phải cắt qua mức 480 mới lên được đúng không ạ ?
Giá cổ phiếu ở Mức VNI 480 bên mũi tên đỏ và VNI 480 bên mũi tên xanh hầu như bằng nhau

Nếu bác chọn mua vào lúc VNI 480 bên mũi tên đỏ, bác sẽ có những quãng thời gian kinh hoàng
Nếu bác chọn mua vào lúc VNI 480 bên mũi tên xanh, bác hoàn toàn thoải mái

Bác chọn bên nào ?

Còn chọn gì hả cháu, bên xanh chứ còn gì nữa. Thôi, bác biết là bác dại rồi.



32. Thị trường luôn vô lý hơn tưởng tượng

Thấy tôi ủ rũ quá (nói gì thì nói chứ tôi vẫn đang lỗ 25 triệu và số cổ phiếu còn lại, mang tiếng là bluechip chứ vẫn giảm giá qua từng ngày). Tất nhiên, may mắn là tôi đã stop loss, chứ không thì bây giờ 100 triệu chắc còn 60 triệu.

Cháu tôi nói : thôi thì cháu sẽ nói cho bác biết các biểu hiện khi thị trường đã qua đáy. Bác lưu ý nhé : cháu nói qua đáy chứ không phải đến đáy. Nếu muốn mua vào thì luôn mua vào khi thị trường đã qua đáy.

Nhưng trước khi thị trường qua đáy, vì từ bây giờ (cuối tháng 4/2007) tới lúc đó cũng khá lâu đấy bác ạ, cháu muốn nói cho bác biết một số cái bẫy trong khi thị trường lao xuống đáy.

Bác cố gắng nhớ 2 câu khẩu quyết này :

+ Thị trường luôn vô lý hơn bạn tưởng tượng (nếu bác tưởng tượng đáy của thị trường là 800 điểm thì hãy chuẩn bị tinh thần xa hơn chút nữa đi, giống như khi thị trường đi lên, lúc thị trường 800 điểm, ai cũng nghĩ VNI 1.000 là kinh khủng lắm rồi, nhưng thị trường còn vô lý đi thêm một đoạn 170 điểm nữa)

+ Thị trường đi lên mua vào bên tay trái dốc cao, thị trường đi xuống mua vào bên tay phải vực thẳm. Cháu đánh dấu 2 vòng tròn xanh trên đồ thị đó, bác không cần tài năng gì đặc biệt chỉ cần làm đúng 3 điều

1. Có vốn nhàn rỗi
2. Kiên nhẫn không có giới hạn
3. Mua vào tay phải vực thẳm, tay trái dốc cao

Đảm bảo bác thành công = 70% W.B




33. Lỗ ít không bán, lỗ nhiều quá không chịu nổi thì bán bằng được

Điều này chắc cháu không cần nói nhiều đúng không ạ. Người ta gọi là

Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ
Thấy quan tài rồi nước mắt như mưa

Khi vẫn còn nhiều người nhăm nhe khởi nghĩa, khi vẫn còn nhiều người cắn răng chịu lỗ thì thị trường vẫn chưa qua đáy đâu bác ạ.

Tới lúc nào lỗ nhiều quá không chịu nổi, tìm cách bán bằng được, lúc đó thị trường mới qua đáy.

34. Đừng sa vào để rồi trở thành nạn nhân của những đợt hồi phục giả tạo

Trên đường đi xuống đáy, thị trường sẽ có nhiều đợt hồi phục giả tạo

Tại sao lại có những đợt hồi phục giả tạo trước khi thị trường hồi phục thật sự ?

Khi thị trường đi xuống, không nói thì ai cũng rõ người bán là ai rồi : những người stop loss và những người bottom fishing

Tùy thuộc vào

+ Quy mô vốn (cực lớn, lớn, nhỏ)
+ Nguồn vốn (nhàn rỗi, vay, cầm cố)
+ Tính cách : hoang mang, kiên định một cách ngây thơ, kiên định một cách ngốc nghếch
v.v... Thời gian nhận ra cần phải stop loss sẽ khác nhau

Người mua là ai ?

+ Những định chế tài chính mua bù đắp danh mục sau khi đã bán trước đó (mua chậm rãi, từ tốn)
+ Những người nôn nóng muốn gỡ lại khoản thua lỗ (ào ào mua ngay khi nghĩ thị trường đã quay đầu)
+ Những người mua bình quân giá giảm (cảm thấy cổ phiếu mình có vẻ không giảm nữa là mua bình quân ngay)
+ Những người chơi bottom fishing (mua một cách mưu mẹo)

Tùy thuộc vào xu hướng cấp 3 của mỗi phiên giao dịch mà tính chất người mua - bán sẽ thay đổi

Khi thị trường đã đi xuống 4 - 5 phiên là bắt đầu diễn ra quá trình phân hóa tư duy :

+ Những định chế tài chính cảm thấy thị trường phục hồi giả tạo là sẽ ngừng mua hoặc mua ít
+ Những người nôn nóng là ào vào mua ngay
+ Những người mua bình quân giá giảm cũng ào vào mua
+ Những người chơi bottom fishing cân nhắc bán ra (để mua lại rẻ hơn vài phiên sau đó)
+ Thêm một lực lượng nhiệt tình nữa : thay vì phải stop loss lại quay ra không bán (tiết cung) mà mua thêm vào (tăng cầu)

Chính vì thế dù thị trường có lên (kể cả vài chục điểm) nhưng giá trị giao dịch vẫn thấp (chẳng qua vào phiên phục hồi giả tạo cung thấp hơn cầu thì giá lên thôi)

Thậm chí ngay phiên sau đó thị trường lại quay đầu vì sức cầu cạn, cung tăng lên.

35. Dấu hiệu cho thấy thị trường đã phục hồi thật sự

Lẽ ra cháu sẽ nói dấu hiệu này sau khi cho bác biết vài sai lầm nữa. Nhưng sợ bác làm liều nên cháu nói luôn.

+ Thị trường tăng vài phiên liên tiếp
+ Giá trị giao dịch lớn hơn hẳn mức trung bình của giá trị giao dịch trong quá trình suy giảm, và tăng ổn định theo đà tăng của thị trường
+ VNI đã cao hơn mức vài phiên trước > 10%
+ Phân tích kỹ thuật cho thấy tất cả các chỉ số đều thuận chiều theo xu hướng tăng. Nếu bác chưa thạo lắm thì cứ nhìn vào MACD là được : MACD (26:12) cắt mạnh EXP (9) theo hướng từ dưới đi lên. Divergence : (+) dương





36. Hãy quan tâm tới chính số tiền trong tài khoản của mình

Khi thị trường down bác hãy quan tâm tới chính số tiền trong tài khoản của mình, đừng để chỉ số VNI đánh lừa, đừng để giao dịch của các định chế lớn đánh lừa cảm giác.

Cháu nói thế là có ý gì vậy ?

Vâng, thế này bác nhé : giả sử bác không stop loss, trong tài khoản của bác có chủ yếu là cổ phiếu PS. Mặc dù VNI không giảm nhiều, từ 1.170 xuống 1.050 chẳng hạn - chỉ giảm khoảng 10% nhưng thực tế bác đã lỗ khoảng 20% rồi. Hiện tại cũng thế, VNI giảm từ 1.170 xuống 1.000 - chỉ giảm 14% nhưng sự thực bác đã mất 30 - 35% rồi đấy.

Bác cũng đừng để giao dịch của các định chế lớn đánh lừa cảm giác : hôm nào thị trường giảm, định chế lớn mua nhiều lên, bác thấy yên tâm vì nó mua nhiều thế chắc không giảm nữa đúng không ạ ? nhưng hôm sau lại giảm nữa, bác lại thấy định chế mua nhiều hơn nữa. Không thể hiểu nổi đúng không ạ ? Nó mua nhiều mà giá vẫn cứ giảm ???

Đến hôm thị trường tăng thì định chế lớn lại mua ít đi ?

ừ, bác thấy nó cứ rối tinh

Vấn đề không có gì khó hiểu nếu bác đặt mình vào vị trí của họ : mua vào ở một mức giá hợp lý để bù đắp dần danh mục đã bán.

Ngày nào họ cũng đặt mua hầu như với một khối lượng cố định, ở một khoảng giá cố định.

Như vậy hôm nào giá giảm họ mua được nhiều, giá càng giảm họ mua càng được nhiều.

Hôm nào dân mình tranh mua thì nghiễm nhiên họ mua được ít, dư mua trần chủ yếu của dân mình, còn dư mua không trần là của họ.

Sao khổ thế cháu ? dân đầu cơ nhỏ toàn phải mua đắt.

Vâng, vì không kiên nhẫn bác ạ.

7. Cần làm những gì trong lúc chờ đợi thị trường qua đáy

Chuẩn bị về mặt tinh thần : lòng kiên nhẫn và sự kiềm chế

Nói đi nói lại thì phẩm chất đầu tiên đối với nhà đầu tư hay đầu cơ là sự kiên nhẫn bác ạ. Bác thấy trên thị trường, trên các phương tiện thông tin cứ nháo nhào : người bảo lao vào ngay không mất cơ hội, người bảo chờ đợi, người bảo thế này, người bảo thế kia, thông tin lung tung hết cả, bác thấy có hoa mắt không ? Cháu lấy ví dụ nhỏ để bác thấy sự quan trọng của lòng kiên nhẫn

Giả sử có những người hô phải mua ngay không là mất cơ hội, đến cuối năm (12/2007) thị trường sẽ tăng đùng đùng. Theo dự báo của nhiều người VNI cuối năm sẽ tăng hơn lúc đỉnh 1.170 khoảng > 10%, tức là khoảng 1.300 điểm cuối năm nay. Vậy từ nay tới lúc đó VNI tăng thêm 300 điểm, cứ cho là đều đặn tháng sau cao hơn tháng trước 30 điểm (cháu nói là đều đặn bởi từ giờ đến lúc đó hầu như không có thông tin cực tốt gây đột biến cho thị trường). Khi xu hướng đi lên chưa rõ ràng như hiện nay, thì bác chờ đợi thêm 1 - 2 tháng nữa, coi như mất cơ hội chút xíu, nhưng sự an toàn cho đồng vốn tăng lên rất nhiều đúng không ạ ?

Giả sử có người hô thị trường còn xuống nữa, suy giảm vẫn chưa đến đáy, nếu vậy bình tĩnh chờ đợi là đúng quá rồi. Bác đừng lo là không mua vào kịp vì trên đường đi lên thị trường vẫn có những phiên điều chỉnh.

Như vậy, trong bất luận trường hợp nào hiện nay (đi lên từ giờ cho tới hết năm, hoặc còn xuống nữa rồi mới lên được) thì kiên nhẫn quan sát và chờ đợi vẫn mang lại lợi ích hơn là nóng vội.


Chuẩn bị về vốn : bác nên để đồng vốn của bác (tôi vẫn còn 50 triệu tiền mặt sau khi đã stop loss mà) dưới hình thức có khả năng chuyển đổi cao nhất để sẵn sàng quay lại thị trường khi đã qua đáy. Cháu biết nhiều người đã chuyển vốn ra khỏi thị trường chứng khoán, vì sốt ruột thấy vốn không sinh lời nhiều nên đưa vốn vào những hình thức khó chuyển đổi khi cần thiết (bất động sản, thị trường hàng hóa, cho vay lãi ...) thành ra khi quay lại thị trường là có tâm lý chậm chân, nôn nóng, lại phải tranh mua trần một cách không cần thiết.


Chuẩn bị danh mục mua vào

Bác nên bắt đầu nghiên cứu để lập ra một danh mục mua vào khi thị trường qua đáy, cháu xin gợi ý một số lưu ý khi lập danh mục

1. Cổ phiếu được chọn phải là bluechip với các chỉ số cơ bản thật tốt
2. Cổ phiếu được chọn càng giảm giá ít nhất trong đợt suy giảm này càng tốt
3. Cổ phiếu càng có tính thanh khoản cao càng tốt
4. Cổ phiếu có ngành nghề được coi là hot sẽ được ưu tiên hơn

Bác nên lựa ra một danh sách khoảng 10 loại cổ phiếu là vừa, các cổ phiếu được xếp theo thứ tự từ tốt nhất >>> giảm dần xuống (xếp thế nào là theo quan điểm và nhận định của riêng bác). Bác có thể coi như các cổ phiếu từ thứ 1 đến 5 là danh mục chính, thứ 6 đến 10 là danh mục dự phòng.

Bác nên chia tiền ra làm 6 - 7 phần, khi thị trường qua đáy thì bác mua vào 4 - 5 loại cổ phiếu đã xác định trong danh mục chính, 2 phần tiền còn lại dùng để dự phòng (tại sao lại không mua hết tiền, tại sao cần khoản tiền dự phòng này, cháu sẽ giải thích kỹ khi thị trường qua đáy và nhắc bác mua vào).

38. Tinh thần thanh thản

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các bước trên, bác nên quay lại với nhịp sống bình thường, đừng quá lo nghĩ về việc thua lỗ vừa qua.

Vẫn còn hơn 40 sai lầm mà cháu, thế đến đây là hết sai lầm rồi à ?

Hết sai sao được hả bác ? 40 sai lầm đó đang nằm ở phía trước, trong giai đoạn thị trường đi lên mà bác.

39. Không tự mình xây dựng cơ sở dữ liệu - một sai lầm cơ bản

Cháu và bác lại coi như bắt đầu từ đầu nhé. Trong lúc chờ thị trường qua đáy và phục hồi thật sự thì bác nên bắt đầu tự xây dựng cơ sở dữ liệu cho mình.

Nhưng bác thấy ngày nào bản tin chứng khoán, báo đài mà chả có ?

Đó là dành cho những người đầu cơ bác ạ, còn nếu bác muốn đi theo con đường của ông W.B thì bác phải tự xây dựng cơ sở dữ liệu cho chính mình. Thời cơ của bác đang sắp đến đấy, bác tự xây dựng dữ liệu chính là cách tự đãi cát tìm vàng, chính trong quá trình này bác sẽ tìm thấy những viên kim cương bị vùi trong cát, bác tự xây dựng xong thì sự tự tin sẽ tăng lên rất nhiều, chỉ còn 2 - 3 tháng thôi, bác không nhanh là vuột mất cơ hội làm mini W.B đó (smile)

Vậy bắt đầu từ đâu hả cháu ?

Vâng, bác bắt đầu với sàn HaSTC đi vậy, vì ở đó đang khớp lệnh liên tục tiên tiến hơn HoSTC, và quan trọng hơn hết : ở đó có rất nhiều hạt vàng theo tiêu chuẩn của ông W.B. Bác hãy sử dụng excel và bắt đầu với các chỉ số :

+ Mã chứng khoán
+ Số lượng cổ phiếu niêm yết
+ Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
+ Cổ tức
+ P/E
+ EPS
+ ROE
+ ROA

Trước mắt là những chỉ số cơ bản đó đã, sau này khi nghiên cứu sâu vào một doanh nghiệp bác phát hiện ra như vàng trong cát thì bác có thể nghiên cứu thêm các chỉ số :

+ Lãi suất cận biên (thu nhập lãi/tài sản)
+ Lãi gộp biên tế (lãi gộp/doanh thu)
+ Hệ số sử dụng tài sản (vòng quay tài sản) (Doanh thu/tài sản)
+ Rủi ro (nợ/tài sản)

v.v....

Nhưng bác thấy khó hiểu quá ?

Không sao đấu bác, cháu cùng làm với bác mà, đến đâu không hiểu thì cháu sẽ giải thích kỹ cho bác

Việc đầu tiên cần làm hôm nay là bác lập một bảng tính excel đi, rồi bác điền mã của 86 loại cổ phiếu, số lượng cổ phiếu niêm yết, số lượng cổ phiếu đang lưu hành.... v.v

40. Quan sát bức tranh toàn cảnh trước khi đi sâu vào chi tiết

STT MCK Số lượng Số lượng Cổ tức P/E EPS P/E/G P/BV ROE ROA


CP niêm yết CP lưu hành 2006



% %
1 ACB








2 BBS








3 BCC








4 BHV








5 BMI








6 BTS








7 BVS








8 CIC








9 CID








10 CJC









.......


Cháu ơi, nhiều mục bác chưa tìm được dữ liệu

Không sao bác ạ, chúng ta sẽ hoàn thiện dần, chỗ nào chưa tìm được dữ liệu bác cứ ghi vào : N/A rồi bổ sung sau khi có dữ liệu.

Nguồn: VietStock.com.vn

No comments: