Sunday, August 17, 2008

Các sai lầm hay mắc phải của một nhà đầu tư nhỏ - Bài của LHH (bài 8)

64B. Nói thêm về stop loss

Khi trade mà thua lỗ thì đương nhiên phải stop loss, nhưng loss có hai nguyên nhân :

+ Loss ro rủi ro, đây là chuyện đương nhiên trong quá trình trade. Giống như trong cuộc sống : tỷ lệ % tai nạn giao thông là chuyện đương nhiên trong quá trình tham gia giao thông, đó là điều không thể tránh khỏi. Nhưng ở mỗi tiểu vùng khác nhau thì tỷ lệ đó khác nhau (phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, khí hậu, ý thức các chủ thể tham gia lưu thông v.v...). Nếu tỷ lệ tai nạn <>

+ Loss do sai lầm, khi số thương vụ trade thua lỗ tăng một cách đột biến, thì việc làm đầu tiên là dừng mọi hoạt động trade để tìm hiểu nguyên nhân chứ không phải đầu óc chỉ nóng lòng gỡ lại chỗ thua lỗ. Giống như một người chỉ huy trận đánh, trước khi nổ ra đợt tiến công đã phải dự trù được : sẽ hy sinh bao nhiêu ? bị thương bao nhiêu ? công tác hậu cần thế nào : chuẩn bị bao nhiêu bao đựng xác, bao nhiêu bông băng cứu thương ? (có trận đánh nào mà không có thương vong ? vậy mà nhiều bạn xông vào trận trade luôn với ý nghĩ : chỉ có thắng chứ không có bại). Nếu đợt tiến công gây ra tổn thất về binh sỹ cao một cách đột biến thì người chỉ huy làm gì ? Ném toàn bộ quân dự trữ vào để nướng quân tiếp hay tạm rút lui để dưỡng sức quân và rút kinh nghiệm ?

Nên phân biệt rõ hai trường hợp trên để có cách đối phó kịp thời :

+ Loss trong dự kiến thì bình tĩnh stop sao cho hiệu quả nhất

+ Loss do sai lầm thì cũng phải bình tĩnh stop ngay để rút kinh nghiệm

Vậy làm sao để phân biệt được hai trường hợp trên? (thày mới viết đến đây - các bác đọc tạm).

65. Những động thái nên tiến hành khi thị trường chao đảo mạnh

Nắm giữ chủ yếu là cổ phiếu :

Thụ động : nằm im - không mua, không bán (cách này chỉ chịu được khi thị trường điều chỉnh nhẹ, còn nếu thị trường giảm sâu thì tuyệt đối tránh)

Chủ động : stop loss những cổ phiếu hạng B, giữ lại những cổ phiếu hạng A
tiền mặt thu được có thể sử dụng :
+ Lướt sóng T+ với những cổ phiếu hạng A còn nắm giữ (với người thích mạo hiểm)
+ Gửi tiết kiệm (với những người thích an toàn)
+ Mua vào trái phiếu hay chứng chỉ quỹ tuyệt đối an toàn (nhiều định chế tài chính sử dụng biện pháp này)

Nắm giữ chủ yếu là tiền :

Mạo hiểm : Lên kế hoạch giải ngân sao cho đủ sức theo thị trường tới đáy
An toàn : Gửi tiết kiệm - chờ thị trường hồi phục thật sự mới mua vào (mua bên tay trái vực thẳm hoặc bên phải dốc cao)
Trung dung : Không để tiền nằm chết
+ Lựa chọn mua vào trái phiếu
+ Chứng chỉ quỹ (vì chỉ có 2 sự lựa chọn BF1 và VF1 nên tôi khuyên chọn BF1 - lời khuyên mua BF1 chỉ có tính chất tham khảo, mọi người nên cân nhắc và tự chịu trách nhiệm trước khi mua vào).

66. Nỗi ám ảnh về thua lỗ sẽ giết chết tinh thần của nhà đầu tư trước khi khoản thua lỗ thực sự giết chết cuộc sống của họ

Khi bạn bị thua lỗ trong đầu tư tài chính, sự ám ảnh về thua lỗ sẽ làm bạn suy sụp trước tiên, chứ không phải khoản thua lỗ đó ảnh hưởng ngay đến cuộc sống của bạn.

Ví dụ bạn đầu tư 01 tỷ đồng và đang bị thua lỗ 200 - 300 triệu, thực sự thì cuộc sống của bạn chưa bị ảnh hưởng trực tiếp của khoản thua lỗ đó (cuộc sống của bạn vẫn tiện nghi như thế, con cái vẫn học hành đàng hoàng, mọi chi tiêu vẫn bình thường) nhưng khi đó nỗi ám ảnh về thua lỗ sẽ lấn át tất cả, bạn ăn không thấy ngon, ngủ không thấy yên.

Căn nguyên cơ bản của vấn đề ở chỗ : khoảng thời gian giữa thời điểm mua vào và thời điểm bán ra là một khoảng thời gian hưng phấn (nếu bạn đang lãi lớn) hoặc đen tối (nếu bạn đang lỗ, thậm chí lỗ nặng). Cảm xúc thái quá luôn có hại cho nhà đầu tư dù ở bất cứ thái cực nào (hưng phấn hay thất vọng).

Quy tắc hàng đầu trong đầu tư tài chính : không bỏ chung trứng vào một giỏ.
Điều này ai cũng biết, nhưng rất ít người biết được quy tắc tâm lý khi đầu tư tài chính: không dồn nén cảm xúc vào một thời điểm, phải dàn trải nó ra.

Không bỏ chung trứng vào một giỏ thì ai cũng biết rồi : phải chia vốn vào nhiều khoản đầu tư khác nhau
Nhưng hầu như rất ít người biết : vốn cũng phải được chia vào nhiều khoảng thời gian khác nhau

Ví dụ : bạn chia 01 tỷ thành 10 khoản đầu tư khác nhau. Nhưng vấn đề gì sẽ xảy ra nếu mua luôn một lúc ?
Nếu thị trường đi xuống và bạn thua lỗ : khoảng thời gian chờ đợi trong lúc thị trường phục hồi sẽ là một khoảng lặng ghê rợn

Còn nếu bạn chia 10 khoản đầu tư đó theo 10 thời điểm (ví dụ mỗi thời điểm là 01 tuần lễ)

Lúc đó bạn sẽ hết sức bình tĩnh bởi vì :

+ Bạn đủ thận trọng và tỉnh táo để lựa chọn cơ hội tốt nhất xuất hiện trong tuần.
+ Cảm xúc của bạn được cân bằng
+ Mỗi khoản đầu tư cũng như một cây non, nó cần thời gian để đâm chồi nảy lộc, bạn trồng một cây và khi cây đó chưa đơm hoa kết trái thì bạn vẫn không sốt ruột, bởi vì lúc đó bạn đang bận gieo trồng một cây khác. Cứ như thế khi bạn gieo đến cây thứ 10 thì những cây đầu tiên đã cho quả ngọt. Bạn thu hoạch và vòng quay lại lặp lại như người nông dân bước vào vụ gieo trồng mới

Đến bây giờ thì hy vọng bạn đã hiểu : tại sao các định chế tài chính lớn không mua dồn dập khi giá rẻ hoặc không bán dồn dập khi giá cao.

67. Nhầm lẫn về khái niệm

Mua trung bình giảm : Mua dần cổ phiếu khi giá giảm nhằm làm giá vốn chung của toàn bộ số cổ phiếu giảm dần.

+ Lợi ích : Giá vốn giảm dần qua những lần mua
+ Tác hại : giá vốn bình quân chung luôn cao hơn thị giá tại thời điểm hiện tại, sẽ bị lúng túng khi phải stop loss (ban đầu xác định bám theo thị trường xuống đáy, nhưng sau đó không chịu đựng nổi phải stop loss giữa chừng)

Chỉ áp dụng khi :

+ Nguồn vốn không hạn chế
+ Chu kỳ đầu tư (dự kiến) dài hơn chu kỳ suy thoái - hồi phục (dự báo). Ví dụ : chu kỳ suy thoái - hồi phục (dự báo) là 06 tháng thì chu kỳ đầu tư (dự kiến) phải > 1 năm
+ Không stop loss (mà chỉ áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm giá vốn bình quân)

Trade trong một down trend (không có nghiệp vụ bán khống) : mua - bán cổ phiếu khi có đầy đủ cơ sở để dự báo cổ phiếu đó sẽ hồi phục trong ngắn hạn

+ Điều đó có nghĩa là : mỗi lần mua - bán là một thương vụ riêng biệt (dù vẫn mua cùng một mã cổ phiếu, nhưng đó là những thương vụ khác nhau)
+ Từ khái niệm rõ ràng như trên sẽ có kế hoạch stop loss cụ thể cho từng thương vụ.

68. Dò tìm luồng chảy của vốn

Trong bất kỳ tình thế nào của thị trường : xấu, tốt, bình thường - hưng phấn hay ảm đạm thì thị trường luôn có một dòng vốn chuyên nghiệp và thường trực, dòng vốn này chảy qua - chảy lại các cổ phiếu có chung một số đặc điểm nào đó trong một thời điểm (sector).

Nhiệm vụ của nhà đầu tư (đầu cơ) là phải dò tìm dòng chảy của vốn để cơ cấu lại danh mục (đối với nhà đầu tư) hoặc lướt sóng (với nhà đầu cơ)

Dòng chảy của vốn này có thể lần lượt chảy qua các cổ phiếu có chung đặc điểm (lần lượt từng sector), hoặc có thể đồng thời chảy qua nhiều sectors trong cùng một thời điểm. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của thị trường từng giai đoạn mà dòng chảy của vốn có đường đi đa dạng khác nhau.

Ví dụ :

1. Khi thị trường từ đáy sâu hồi phục lên thì dòng tiền chảy qua các cổ phiếu đầu tầu.

2. Rộ lên cổ phiếu ngành khai khoáng thì lần lượt các cổ phiếu cùng ngành sớm hay muộn đều tăng.

3. Cổ phiếu ngành dược nóng lên thì sớm hay muộn tất cả cổ phiếu cùng ngành đều sẽ nóng.

4. Một số cổ phiếu thuộc dạng hiếm trở nên quý thì sớm hay muộn các cổ phiếu hiếm khác cũng biến thành quý

5. Khi rộ lên phong trào đãi cát tìm vàng thì những cổ phiếu nào được coi là vàng khối và đã tăng mạnh sẽ được sử dụng làm hình mẫu để so sánh với các cổ phiếu khác mà nhà đầu tư (đầu cơ) nghĩ là vàng sa khoáng

6. Phong trào đi chụp dao rớt, một số dao rớt bị chặn đứng lập tức tạo phản ứng dây chuyền tại các con dao đang rớt khác

7. Một cổ phiếu ngành xây dựng tăng liên tục buộc nhà đầu tư (đầu cơ) phải đặt câu hỏi ? Liệu còn cổ phiếu nào cùng ngành chưa tăng để bỏ tiền vào đó ?

8. Mùa báo cáo tài chính thì số % vượt kế hoạch so với năm trước sẽ được nhà đầu tư (đầu cơ) coi là tiêu chí và cơ sở để cổ phiếu đó tăng giá

9. Làn sóng cổ đông lớn mua với giá cao hơn thị giá kích thích giá hiện tại tăng thì không có lý do gì để những trường hợp tương tự không tăng theo

vân vân và vân vân ... (Những ví dụ trên xảy ra trong quá khứ, chỉ có tính chất minh họa, không phải là một khuyến nghị trong hiện tại)

Muốn tìm kiếm lợi nhuận thông qua dò tìm luồng chảy của dòng tiền thì trong đầu nhà đầu tư (đầu cơ) luôn phải thường trực những câu hỏi :

+ Hiện nay trên thị trường có diễn biến gì rất đặc biệt ?

+ Những cổ phiếu nào có chung đặc điểm với diễn biến đặc biệt đó ?

+ Mức độ đột biến trên từng cổ phiếu cụ thể ?

Dòng tiền chảy qua các sectors và bản thân các sectors đó không hề xấu, cổ phiếu tăng giá không nên coi là nóng hay không nóng vì thị trường luôn đúng, nhưng bền vững hay phù du thì cần cân nhắc kỹ trước khi bỏ tiền vào những sectors đó.

69. Khi có thông tin tác động tới thị trường nói chung và cổ phiếu nói riêng

Đừng sai lầm khi cố chứng minh nó sai (nếu mâu thuẫn với quyền lợi của mình) hoặc cổ vũ cho nó là đúng (nếu nó phù hợp với quyền lợi của mình)

Nên đặt câu hỏi:

1. Nó có tác động đến thị trường (cổ phiếu) không ?
2. Tác động đến mức độ nào ? (gây hưng phấn tăng giá ? tăng đến bao nhiêu ? - gây thất vọng giảm giá ? có thể giảm đến bao nhiêu ?)
3. Tận dụng cơ hội để sinh lời ? hoặc giảm rủi ro như thế nào ?

Các bạn có thể thấy điều này rất rõ tại NYSE, không ai tìm cách chứng minh những quyết định của FED là đúng hay sai.

Investors chỉ nhận định về tác động bởi tuyên bố của FED và tìm cách hành động phù hợp nhất.

Nguồn: VietStock.com.vn

No comments: